"Năm chục, năm chục", họ rao giá bằng tiếng Việt. Những người Ấn Độ đó tay mang đầy hàng, miệng rao giá liên tục. Từ "hai trăm, hai trăm" họ chủ động bớt giá trong vòng vài phút. Sau 12 năm người Ấn Độ đã biết nói tiếng Việt ư?

Một chuyến trở về

"Năm chục, năm chục", họ rao giá bằng tiếng Việt. Những người Ấn Độ đó tay mang đầy hàng, miệng rao giá liên tục. Từ "hai trăm, hai trăm" họ chủ động bớt giá trong vòng vài  phút. Sau 12 năm người Ấn Độ đã biết nói tiếng Việt ư?

Không, đó chỉ là những người bán hàng rong cho khách du lịch. Còn nước Ấn Độ? Họ đã thành cường quốc, rất nhiều người nước họ đã thành tỉ phú đô la. "Năm chục" họ rao là 50 rupee, trị giá chỉ hơn một đô la Mỹ. Họ bán hàng hóa thượng vàng hạ cám, giá nào cũng có. Tính nhẩm, giá hàng lưu niệm giảm nhiều so với năm xưa, vì đồng rupee đã mất giá quá nhiều.

XLP (1).jpg

Chư tôn đức Phật giáo Việt Nam cung thỉnh Ngọc Xá lợi Phật
từ Bồ Đề Đạo Tràng - Một trong chốn linh thiêng nhất
của Phật giáo khắp thế giới (Ảnh: Nhật Lệ)

Đúng vậy, sau 12 năm tôi trở lại Ấn Độ, không phải để tìm hiểu nền kinh tế đang lên của họ mà trở về chốn xưa, các di tích Phật giáo mà tôi đã hơn một lần chiêm bái. Lần này chúng tôi may mắn được đi chung với một đoàn khách từ Việt Nam sang. Hành trình của đoàn được tổ chức chu đáo, khác hẳn ngày nọ, lúc chúng tôi còn phải mò mẫm tìm đường đi nước bước.

Sân bay Tân Đề Li đón chúng tôi với cái mùi thuốc tẩy javel quen thuộc, tôi hồi hộp tự hỏi thế thì phải chăng các Thánh địa Phật giáo cũng chẳng khác xưa. Những nơi mà Huyền Trang đã từng thấy cách đây 14 thế kỷ hẳn không có thay đổi gì trong 12 năm qua.

Tôi mừng vui thấy mình đã lầm! Ngày nay các Thánh địa Phật giáo đã trở thành những địa điểm du lịch nổi tiếng cho khách trong và ngoài nước. Quan trọng hơn nữa, các chốn thiêng liêng này đã được khai quật thêm, xây dựng, chăm sóc, xứng đáng với giá trị tâm linh của nó. Tại Lâm Tỳ Ni, nơi thái tử Tất Đạt Đa đản sinh, người ta đã khai quật thêm và phát hiện những nền đá xưa. Nơi đây người ta xác định chỗ chính xác nơi Phật ra đời. Tại Lộc Uyển, nơi Phật chuyển pháp luân, một nền phế tích cũ đã được phát hiện và khai mở. Thì ra bãi cỏ hoang mà chúng tôi bước lên năm xưa đã giấu trong lòng mình những dấu chân của Phật và các môn đệ đầu tiên của Ngài. Trong tháp Đại bồ đề, hào quang của Phật ngày xưa được trang hoàng đơn sơ, nay là một vòng kim cương với 84.000 hạt, lấp lánh muôn màu.

Điều quan trọng nhất là vô số khách hành hương bốn phương đổ về, kể cả những nơi ngày xưa hoàn toàn hoang vu như Na Lan Đà, viện đại học đầu tiên của Phật giáo hay Vệ Xá Li, nơi thành lập Ni đoàn. Người ta đến đó để đảnh lễ chiêm bái, để nghiên cứu khảo cổ, để tư duy thiền định. Cũng vì thế mà kẻ bán hàng nói được mọi thứ tiếng. Cũng vì khách quá đông nên có nhiều nơi bị hạn chế, vì thế tôi không vào sờ được Kim cương tòa dưới cây bồ đề, chỗ Phật thành đạo.

Chúng tôi có cơ may hy hữu là được tổ chức đi thăm Dharamsala, nơi một cộng đồng Tây Tạng sinh sống. Trên khu phố nhỏ nay đã nổi tiếng toàn thế giới này có nhiều vị tu sĩ Phật giáo lừng danh đang sống. Cũng trên rẻo cao của sườn Nam dãy Hy Mã Lạp Sơn này chúng tôi gặp nhiều tu sĩ Việt Nam. Kẻ từ quê hương qua, người từ Mỹ về, tất cả chịu đựng những mùa Đông khắc nghiệt của một độ cao 2.700m chỉ vì một lòng tin nơi đạo pháp. Các vị đó cho hay trong những năm qua, người Việt đi hành hương Ấn Độ rất đông, từ trong nước có, từ hải ngoại có. Đó là lý do có người Ấn Độ biết nói tiếng Việt. Ngược lại có tu sĩ Việt giỏi tiếng Tây Tạng, họ là người dịch trực tiếp tiếng Tây Tạng ra tiếng Việt cho đoàn chúng tôi trong một buổi giảng của vị Đạt lai Lạt ma. Đó là một Ni cô còn rất trẻ nhưng đã nắm vững lý thuyết Phật giáo Tây Tạng vốn rất vi diệu.

Điều nói trên xác định một thực tế rất mới: đó là số lượng người Việt Nam tại Ấn Độ tuy không đông nhưng rất năng động. Tại tất cả những Thánh địa tôi đều gặp những con người vô cùng năng nổ, đầy niềm tin và nghị lực. Họ học tập, nghiên cứu, thiền định, xây chùa, làm công tác xã hội, có dịp thì hướng dẫn cho các đoàn hành hương người Việt. Dù bận rộn nhiều việc nhưng mắt họ ngời sáng khi gặp đoàn từ quê hương qua, vui thích khi được những món quà mọn từ quê nhà như mì gói, rong biển. Họ vẫn hỏi chuyện "bên nhà" như vừa mới rời quê ngày hôm qua. Họ vui mừng gặp nghệ sĩ Kim Cương, một thành viên của đoàn, tưởng chị là "Nữ hoàng sầu muộn", nào ngờ chị rất vui và lạc quan. Gặp chị, họ thú thật nhớ đến thời thơ ấu vì hình ảnh của chị còn in đậm từ thời xưa. Xa nhà họ không nguôi thương nhớ nhưng rõ là tại nơi đây họ tìm ra một cuộc sống vô cùng có ý nghĩa cho đời mình.

Năm xưa làm sao tôi được thấy cảnh một vị Ni ngồi thiền định xoay mặt vào tường dưới chân tháp Đại bồ đề tại Bodh Gaya, bên cạnh là chiếc nón lá Việt Nam. Mười hai năm qua, Ấn Độ có thay đổi nhưng Việt Nam có lẽ đã thay đổi nhiều hơn.

Nguyễn Tường Bách (Nguyệt san Giác Ngộ xuân Canh Dần 2010)


Về Menu

Một chuyến trở về

Ăn nhiều muối gây hại cho cơ thể hành giả niệm phật hay song nhu con lat dat luon dung day sau khi vap đàn kiến và cơn bão Đức Phật một bậc Thầy lớn bên đêm ngày biển động phật pháp hay thế gian pháp de Tạp bút Lề đời Ăn chay Chất phụ gia gây tăng cân và có hại Trí tuệ thị nghiệp Tịnh duc phat day buong bo 4 thu khong ton tai vinh cuu Gần gũi thiên nhiên giúp giảm suy nghĩ den nấc thang cuộc đời a ty dam lam theo 10 dieu sau de co mot cuoc song tot dep le tu tu sinh hoat dac thu cua cong dong tang si mua xuan trong dao phat về gá Ÿi đức may rủi chùa keo bánh trôi bánh chay phụng dưỡng đúng pháp mới được Khổ qua có nhiều công dụng tốt cho sức Tìm trong một cõi ăn chay gieo mầm phật pháp chưa bao giờ là dễ phat trien tam thuc Công đức ăn chay トO bài thơ không đề cho một chú tiểu 文殊菩薩心咒 hàng trăm ngọn nến lung linh dâng lên cha chùa xuân lũng với những tuyệt tác phật giáo đem lại lợi ích gì cho tuổi Tây An Cổ Tự Chùa Tây An Ä của gieo yeu thuong 淨行品全文 Ăn uống như thế nào để kéo dài tuổi Tái Quan 曹洞宗 お寺 有名 地风升